Bảo dưỡng UPS cũ đúng cách để sử dụng lâu dài

Bên cạnh những chiếc UPS nhập khẩu, mới nguyên đai, nguyên mác. Một khía cạnh về UPS mà mọi người cũng quan tâm đó chính là bộ lưu điện UPS cũ. Đây là giải pháp thích hợp dành cho những bạn đang cần gấp một chiếc UPS hoặc chỉ cần dùng trong khoảng thời gian ngắn. Vậy bảo dưỡng UPS cũ như thế nào để sử dụng chúng được lâu dài?

 

UPS cũ

Tiết kiệm chi phí là lý do ưu tiên khi chọn mua UPS cũ

Những lý do lựa chọn UPS cũ

Có nhiều lý do khiến nhiều người chọn lựa UPS cũ trong đó giá cả là yếu tố quan trọng đầu tiên. Bởi vì UPS cũ là thiết bị đã qua sử dụng nên giá thành tương đối rẻ. Mặc dù có công suất cao, công nghệ hiện đại nhưng những bộ lưu điện này giá cả luôn cạnh tranh.

Bên cạnh đó, mặc dù là máy cũ nhưng sau khi qua sửa chữa, tu bổ thì máy nhìn rất mới. Quan trọng hơn chúng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng như lưu điện, ổn áp và ổn định dòng điện.

Ngoài ra, khi lựa chọn UPS cũ để sử dụng thì bạn cần lưu ý một số điều sau khi mua UPS cũ:

- Giá thành của UPS cũ phải hợp lý vì lý do bạn mua UPS là giá sản phẩm. Do đó, nên chọn mua UPS cũ khi giá thành rẻ hơn nhiều khi mua UPS mới.

- Bạn nên đi cùng người biết về bộ lưu điện để có thể kiểm tra tổng thể UPS xem chạy tốt không, có hoạt động ổn định hay không, có lỗi cần phải sửa chữa hay không. Nếu không có người kiểm tra, bạn nên đề nghị bên bán vận hành ngay lúc đó để xem xét tình huống.

- Chế độ bảo hành cũng là yếu tố bạn cần xem xét. Bạn nên mua ở những nơi có chế độ bảo hành tốt, có thể hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi và thời gian bảo hành hợp lý.

- Lựa chọn mua UPS cũ ở những nơi uy tín, như vậy bạn sẽ mua được những bộ lưu điện chất lượng hơn.

 

UPS cũ

Mua UPS cũ ở những nơi uy tín sẽ đảm bảo chất lượng của UPS

Hướng dẫn bảo dưỡng UPS cũ

Để UPS cũ hay mới luôn được vận hành ổn định, kéo dài thời gian sử dụng thì cần phải bảo dưỡng đúng cách. Bạn có thể tiến hành bảo dưỡng UPS theo các bước như sau:

- Lên kịch bản để tiến hành bảo dưỡng UPS

Khi có dự định bảo dưỡng UPS cũ, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về cách hoạt động, vận hành của từng UPS. Mỗi UPS sẽ có cách vận hành chung nhưng không giống nhau hoàn toàn, cho nên cần tham khảo thêm Manual, Catalogue,... để hiểu rõ hơn sẽ giúp ích cho người thực hiện được thực hiện an toàn hơn.

Tốt nhất là bạn nên ghi hoặc in quy trình vận hành theo thứ tự đã xác định là đúng. Bởi nếu sai sót trong khâu vận hành sẽ làm hỏng UPS ngay hoặc gây ra cháy nổ rất nguy hiểm.

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong việc bảo trì UPS, đặc biệt với các hệ thống UPS công suất lớn mà đòi hỏi phải tiến hành làm nóng (chuyển UPS sang Bypass để làm trực tiếp)
- Quan sát hiện tượng ban đầu của UPS, tải kết nối và tủ điện phân phối

Trước khi bắt đầu bảo dưỡng thì bước này rất quan trọng, bạn cần kiểm tra xem tải có hoạt động bình thường, có công suất bao nhiêu, tải thuần hay có động trì, bảo trì làm nóng hay nguội,... cần thu thập nhiều thông tin để làm cho đúng.

Không những thế, bạn hãy kiểm tra các tủ điện phân phối, các CB được đấu nối đi dây như thế nào, có chắc chắn hay không và nên chụp chúng lại để lưu thông tin nhằm giúp quá trình bảo dưỡng sau khi tiến hành xong thì cần đặt lại thông tin này giống với ban đầu. Bởi người sử dụng đã thiết lập sẵn nên cần phải làm lại đúng những gì họ làm. Khi mọi thứ ổn rồi thì tiến hành tắt hoặc chuyển sang Bypass để bắt đầu thực hiện.

 

UPS cũ

Bảo dưỡng UPS cũ đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ của chúng

- Tiến hành bảo dưỡng

Bạn cho UPS chạy trực tiếp hoặc đã tắt hoàn toàn, lúc này mở UPS ra và tiến hành làm theo những điều sau:

+ Cách ly bình ắc quy khỏi vi xử lý.

+ Mở các cửa phía trước, sau và hai bên của UPS ra.

+ Tháo hết các miếng định hướng gió, các jack kết nối và nên chụp lại để gắn lại cho đúng.

+ Xả điện trên các tụ điện (các tụ còn lưu điện rất cao sau đã tắt hoàn toàn).

+ Có thể tháo rời từng bo mạch ra, hoặc để im nếu bạn thao tác đo đạc vệ sinh được.

+ Thao tác trên các bo CCB - POWER, CCB - SIGNAL nên cẩn thận và không được nắm trực tiếp lên các vi xử lý.

+ Kiểm tra các thành phần, linh kiện giảm dung lượng và note lại.

+ Tiến hành thổi bụi, dùng cọ để quét bụi mịn ra khỏi các bo mạch.

+ Tiến hành lắp đặt lại và kiểm tra cho đúng, vận hành hệ thống lại theo như checklist đã lên sẵn.

- Bảo trì bình ắc quy UPS đúng cách

Bình ắc quy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong UPS cũ, cho nên khi tiến hành bảo trì bạn cần phải kiểm tra thật kỹ để đảm bảo khả năng lưu điện của UPS.

+ Đo đạc bình điện ắc quy bằng VOM.

+ Do nguyên chuỗi kết nối, thông thường UPS kết nối nhiều bình ắc quy lại với nhau.

+ Đo điện áp từng bình.

+ Sử dụng đồng hồ xả dòng hoặc đồng hồ đo nội trở để kiểm tra tình trạng bình ắc quy chuyên sâu.

+ Vệ sinh các đầu cực nếu bị oxy hóa, các jack kết nối bấm chặt lại.

+ Tiến hành xả tải sau khi đã bảo trì thành công.

Lưu ý là các UPS có công suất lớn thường phải kết nối nhiều bình ắc quy lại với nhau, lúc này điện áp rất cao nên khi thực hiện cần phải thật cẩn thận vì nguy hiểm.

- Vận hành UPS sau khi bảo trì

+ Trường hợp làm nguội: Tắt hoàn toàn UPS

Đóng CB input lên và quan sát màn hình LCD có cảnh báo gì không, tiếp theo đóng CB Battery lên và cuối cùng bạn ON CB output và khởi động lại tải.

+ Trường hợp làm nóng: chuyển UPS sang Bypass

Nếu hệ thống có chế độ Bypass ngoài: ON CB input (đảm bảo là UPS chỉ chạy chế độ Bypass) và ON CB output sau đó OFF chế độ Bypass ngoài và khởi động UPS lên LCD, cuối cùng bạn ON CB battery.

Bạn cần phải thao tác đúng trình tự và chính xác 100%, bất kỳ sai sót nào đều dẫn tới những hậu quả khôn lường khi bảo dưỡng UPS.

Trên đây là những chia sẻ về bảo dưỡng UPS cũ, hy vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để sử dụng UPS cũ được lâu dài.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, hãy gọi hotline: 0903 525 811 để được tư vấn tận tình